Trong khi cả nhớt ô-tô và nhớt hàng hải đều có chức năng bôi trơn cho động cơ, thì chỉ có vài loại nhớt được cấp chứng chỉ bởi Hiệp hội Nhà sản xuất động cơ hàng hải thế giới – NMMA (National Marine Manufacturers Association). Chứng chỉ này đảm bảo tàu thuyền hoạt động theo đúng thiết kế và loại dầu nhớt này thoả mãn được điều kiện hoạt động khắc nghiệt của động cơ hàng hải.
KHẢ NĂNG BÔI TRƠN
Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn các chi tiết kim loại của động cơ, tạo một lớp màng dầu ở giữa các chi tiết chuyển động. Điều này giúp giảm ma sát, mài mòn cũng như tăng hiệu quả làm việc, tiết kiệm nhiên liệu. Ngoài ra, dầu nhớt còn giúp loại bỏ các sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu, chuyển hoá chúng thành dầu. Điều này đúng cho cả nhớt ô-tô và nhớt hàng hải.
HIỆP HỘI NHÀ SẢN XUẤT ĐỘNG CƠ HÀNG HẢI THẾ GIỚI – NMMA
NMMA sẽ cấp chứng chỉ cho những loại dầu hàng hải thoả mãn được những bài thử nghiệm của họ. Họ đưa ra các tiêu chuẩn TC-W3 đối với động cơ 2 thì và FC-W đối với động cơ 4 thì. Như vậy, dầu nhớt hàng hải sẽ được chứng nhận bởi tổ chức NMMA còn dầu nhớt ô-tô thì không.
SỰ KHÁC BIỆT
Điểm khác biệt lớn nhất giữa dầu nhớt ô-tô và dầu nhớt hàng hải đó là chứng chỉ NMMA. Dầu nhớt hàng hải sẽ phải vượt qua được cái bài kiểm nghiệm đặc thù để xác định sự tương thích với động cơ hàng hải. Những bài kiểm nghiệm đố gồm: Độ nhớt, Khả năng bôi trơn, tạo bọt và chống gỉ sét. Ngoài ra, dầu nhớt hàng hải cũng phải vượt qua bài kiểm nghiệm 100 giờ vận hành (100-hour operational test) nếu muốn được cấp chứng chỉ thương mại bởi NMMA.
Pingback: 5 dấu hiệu báo ô tô cần đi bảo dưỡng - GBOIL